• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn thanh toán chi phí KCB trường hợp mất thẻ BHYT

(Chinhphu.vn) – Bộ Y tế giải đáp một số nội dung về thanh toán trực tiếp với trường hợp mất thẻ BHYT, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT thông tuyến tại các bệnh xá quân đội, công an, hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến.

08/10/2019 16:45

Trường hợp người bệnh không xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ BHYT được thanh toán trực tiếp

Về trường hợp không xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong, hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại, Bộ Y tế cho biết, Điều 28 Luật BHYT quy định người bệnh được hưởng quyền lợi BHYT ngay tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng thủ tục. Điểm b, Khoản 2, Điều 31 Luật BHYT quy định tổ chức BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trực tiếp cho người có thẻ trong trường hợp khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định tại Điều 28 Luật BHYT.

Xuất phát từ thực tiễn, có trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong và trường hợp người bệnh bị mất thẻ mà chưa kịp làm thủ tục cấp lại (hoặc chỉ phát hiện bị mất thẻ tại thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh) nên chưa được giải quyết quyền lợi BHYT.

Căn cứ vào Điểm c, Khoản 2, Điều 31 Luật BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trường hợp người bệnh không xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ BHYT được thanh toán trực tiếp là phù hợp với quy định của pháp luật về BHYT, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.

Bộ Y tế đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện việc thanh toán trực tiếp đối với các trường hợp theo quy định tại Thông tư số 09/2019/TT-BYT.

Thông tuyến khám chữa bệnh với bệnh xá quân đội, công an

Về việc không thực hiện quy định thông tuyến đối với trường hợp đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an được cấp giấy phép hoạt động với hình thức tổ chức là bệnh xá, Bộ Y tế cho biết:

- Đối với bệnh xá thuộc Bộ Công an: Bộ Y tế đã có công văn giao Giám đốc Sở Y tế phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an trên địa bàn để xây dựng danh sách bệnh xá thuộc Bộ Công an có mô hình hoạt động là bệnh viện thì được khám chữa bệnh thông tuyến huyện.

- Đối với bệnh xá thuộc Bộ Quốc phòng quản lý: Bộ Y tế đã đề nghị Bộ Quốc phòng đánh giá, rà soát và lập danh sách bệnh xá có mô hình hoạt động là bệnh viện để thực hiện thông tuyến huyện đối với người dân tham gia BHYT khi đến khám chữa bệnh. Thẩm quyền xác định mô hình hoạt động của bệnh xá thuộc Bộ Quốc phòng.

Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến

Về xác định số lượng, cơ cấu thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh để Sở Y tế tỉnh phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện, Bộ Y tế đã có văn bản trả lời BHXH Việt Nam, việc xác định số lượng, cơ cấu thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh phụ thuộc vào các yếu tố: Nhân lực, trình độ chuyên môn, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tổ chức hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh tại các địa phương, số lượng người tham gia BHYT, cách thức tổ chức điều hành hoạt động của mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT.

Bộ Y tế đã giao Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan BHXH để thực hiện việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu theo quy định tại Thông tư số 40/2015/TT-BYT.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục khảo sát, đánh giá thực trạng để bổ sung vào các quy định hiện hành về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu (nếu cần thiết).

Chinhphu.vn