• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Từ 12/12, bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức ngành KH&CN

(Chinhphu.vn) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN ngày 11/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN ngày 20/01/2020.

17/10/2022 18:13
Từ 12/12, bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức ngành KH&CN  - Ảnh 1.

Từ 12/12, bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức ngành KH&CN

Thông tư 14/2022/TT-BKHCN sửa đổi tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của nghiên cứu viên từng hạng. Theo đó, nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) phải có trình độ tiến sĩ phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học. 

Đối với nghiên cứu viên chính (hạng II), phải có trình độ thạc sĩ trở lên phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu viên (hạng III) có trình độ đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học. Còn với trợ lý nghiên cứu (hạng IV) phải đáp ứng điều kiện là có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.

Như vậy, so với Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, quy định mới đã bỏ các tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ theo các bậc, trình độ tin học. Thay vào đó, Thông tư này chỉ yêu cầu viên chức có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Thời gian giữ các chức danh nghiên cứu viên để thăng hạng

Theo Thông tư 14/2022/TT-BKHCN, viên chức thăng hạng từ nghiên cứu viên chính (hạng II) lên nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu đủ 6 năm.

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Viên chức thăng hạng từ nghiên cứu viên (hạng III) lên nghiên cứu viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu đủ 9 năm.

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Viên chức thăng hạng từ trợ lý nghiên cứu (hạng IV) lên nghiên cứu viên (hạng III) phải có thời gian giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) hoặc tương đương tối thiểu đủ 3 năm.

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2022.

Minh Đức